Đau đầu nhũ hoa là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ có thai
– Nội tiết tố estrogen và progesterone là 2 yếu tố thay đổi đầu tiên khi các mẹ có dấu hiệu mang thai. Biểu hiện của việc này đó là lượng máu trong cơ thể đặc biệt là cơ ngực thay đổi, kích thích tuyến sữa giãn nở khiến vòng 1 trở nên to hơn, cảm giác sưng và đau.
Lượng hormone sản sinh dẫn đến hiện tượng đau đầu ti
– Nơi đầu vú và phần nhũ hoa được xem là nơi đau nhất của vòng 1 khi bước vào những giai đoạn đầu tiên của thai kì.
– Sự gia tăng các loại hormone có tác dụng duy trì niêm mạc tử cung, ép lên các cơ quan của cơ thể. Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể thai nhi ngày càng lớn sẽ khiến thai nhi ép lên thành dạ dày dẫn đến tình trạng ợ nóng. Đó cũng là yếu tố kích thích tới vùng ngực khiến hiện tượng căng tức trong suốt thai kỳ.
– Hiện tượng cơ bắp căng trong thai kì là không tránh khỏi. Một số người vì hiện tượng này cũng dẫn đến đau tức ngực.
Đau vùng ngực khi mang thai là hiện tượng hầu hết mọi bà mẹ đều trải qua trong giai đoạn mang thai. Một số dấu hiệu khác đi kèm sẽ khiến các hoạt động cơ quan trên cơ thể của mẹ bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia nhận định, đau nhũ hoa và vùng ngực chỉ là một trong những dấu hiệu của chị em khi bước vào giai đoạn thai kì. Tuy nhiên, biểu hiện và mức độ đau khác nhau tùy vào từng cơ địa hay tình trạng của mẹ. Sau đây là một số biểu hiện của việc đau đầu nhũ hoa khi mang thai
Đau nhũ hoa chỉ la một trong những hiện tượng biểu hiện của có thai
– Đầu nhũ hoa có biểu hiện sưng hơn mức bình thường, kèm theo là hiện tượng cương cứng
– Vùng quầng vú có hiện tượng thâm đen, các lỗ chân lông nổi lên
– Bầu ngực có hiện tượng căng cứng, nổi cục
– Các đường tuyến sữa căng, kèm theo hiện tượng nặng ở vùng ngực.
– Ngực căng kèm theo nhịp tim tăng lúc nào cũng trong tình trạng khó thở, thở dốc
Không chỉ đau ngực, khi mang thai còn thể hiện 1 số dấu hiệu đi kèm. Nếu đang còn chưa chắc chắn về việc mang thai hay không, hãy tham khảo thêm một số dấu hiệu này.
– Buồn nôn, chóng mặt, nhạy cảm với mùi thức ăn cũng như các mùi vị khác.
– Chảy máu âm đạo, sau khoảng 10 đến 12 ngày sau khi thụ thai sẽ xảy ra hiện tượng này.
– Tăng cân bất thường’
– Nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, luôn trong tình trạng bốc hỏa.
– Xảy ra hiện tượng táo bón thất thường
– Ốm nghén: người trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống
Nhiều dấu hiệu đi kèm khi có thai
Tình trạng đau đầu nhũ hoa thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và có thể kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kì. Bắt đầu đến tháng thứ 4, cảm giác đau nhức có thể giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, đến cuối thai kì (khoảng tháng thứ 8) thì đầu ngực có thể bị đau nhức trở lại.
Mặt khác, cảm giác đau nhức của mỗi chị em có thể khác nhau, có người triệu chứng khá nhẹ và gần như không có cảm giác gì. Tuy nhiên cũng có những mẹ bầu lại gặp phải tình trạng căng cứng vô cùng khó chịu.
Đau đầu nhũ hoa khi mang thai là hiện tượng tự nhiên và bình thường, báo hiệu sự thay đổi lớn của các tuyến nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Quá trình thay đổi này báo hiệu sự chuẩn bị của bầu ngực để thích ứng với nhiệm vụ cao cả sau này – nuôi con bằng sữa mẹ.
Tình trạng nhũ hoa tiết ra dịch màu trắng khi mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kì là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do hormone estrogen và progesteron tăng sinh nhiều sẽ hỗ trợ phát triển ống tuyến sữa và tiểu thùy, đóng vai trò quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn sữa cho con sau này.
Bắt đầu ở tuần thứ 16, chị em sẽ cảm nhận rõ ràng hơn việc có một dòng chảy đang hoạt động trong cơ thể mình. Trong 2 tháng cuối cùng của thai kì, ở nhũ hoa của nhiều mẹ bầu có thể tiết ra dịch màu trắng hoặc ngà vàng, dính nhẹ ở tay. Đây chính là sữa non. Và quá trình tiết ra sữa non của đầu ti ngay cả khi chưa sinh con là hoàn toàn bình thường, hoàn toàn không phải là vấn đề sức khỏe cần lo lắng.
Trong những tháng cuối thai kì, mẹ bầu nên sử dụng áo ngực chuyên dụng để hỗ trợ tốt nhất cho bầu ngực phát triển, giúp lợi sữa cho trẻ sau này. Đồng thời nên vệ sinh đầu ti sạch sẽ hàng ngày. Nếu chị em nào tiết ra nhiều dịch trắng (sữa non) thì có thể sử dụng thêm miếng lót phía trong áo ngực. Tuyệt đối tránh nặn bóp trong giai đoạn này.
Một sự thay đổi “kì lạ” nơi đầu vú mà các chị em gặp phải trong giai đoạn thai kì đó là nhũ hoa xuất hiện những đốm mụn li ti màu đen. Đây cũng là một hiện tượng bình thường và xảy ra ở hầu hết các bà bầu. Những nốt sần này thực chất là một dạng tuyến bã nhờn ở ngực, chúng còn có tên gọi khác là hạt Montgomery. Hạt Montgomery có sẵn ở dưới ngực nhưng giai đoạn mang thai dưới sự tác động của các yếu tố nội tiết. Các hạt này hoạt động mạnh mẽ và nổi lớn hơn, tạo ra các nốt sần đen nơi đầu ngực.
Một số chị em khi thấy như vậy sẽ có thói quen cậy ra. Tuy nhiên, chỉ sau 1 vài ngày nhũ hoa lại trở về với trạng thái nổi nhiều đốm đen như trước. Hiện tượng này chỉ có thể hết hẳn sau khi mẹ sinh bé.
Vậy nên, một lưu ý mà các bà bầu cần nhớ đó là tuyệt đối không tác động mạnh đến vị trí núm ti nhạy cảm, tránh hoàn toàn những hành động nắn, bóp, cạy, gãi,… Để không làm tổn thương đến núm vú và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiết sữa sau này.
Trên đây là những giải đáp vềtình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai và các hiện tượng thường gặp trước khi sinh. Nếu nhũ hoa của chị em mà xuất hiện những biểu hiện kì lạ như đau nhức ở đầu ti, nhũ hoa to ra và thâm đen. Tiết ra dịch màu trắng hoặc nổi các đốm mụn đen li ti thì đừng lo lắng, đây chỉ là những dấu hiệu bình thường báo hiệu “tin vui” về thiên chức làm mẹ sắp tới.
Thông thường, khi có thai sẽ có một sô hiện tượng như đau đầu nhũ hoa, thâm đen đầu ti vì thế không gây nguy hiểm gì. Một số dấu hiệu này xuất hiện cũng cho biết được mẹ bầu đang mang thai. Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi nhũ hoa dần trở nên thâm đen và lớn hơn, nhìn khá kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là tình trạng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng gặp phải trong quá trình mang thai. Để đổi lấy thiên chức làm mẹ vĩ đại thì hi sinh một chút về nhan sắc cũng là điều xứng đáng.
Tuy nhiên việc nhũ hoa thâm đên khi mang thai kết hợp với hiện tượng đau nhức kèm theo một số hiện tượng đi kèm rất có thể mẹ đang gặp vấn đề trong thai kì. Hãy đi khám sớm nếu mẹ bầu có những dấu hiệu sau:
– Đau nhũ hoa kết hợp với khó thở, đau lan sang toàn ngực.
– Vùng đau lan sang cơ thể như đâu vai, tay hay bụng.
– Nhũ hoa tiết dịch màu trắng khi mang thai.
– Xuất hiện hiện tượng đau ngực 1 bên, kèm theo sốt, kéo dài sau 3 tháng đầu thai kì.
– Đau ngực, nhũ hoa thâm đen kèm với đổ mồ hôi, khó thở thất thường.
Nhũ hoa thâm đen tiết ra dịch trắng khi mang thai cần kiểm tra ngay
Hãy đi kiểm tra ngay khi có dấu hiệu này. Đau đầu nhũ hoa khi mang thai hoàn toàn không nguy hiểm tuy nhiên nếu có biểu hiện bất thường hãy gặp bác sĩ ngay.
Đau ngực khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường mà bất cứ bà bầu nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên có thể giảm thiểu được việc đau đầu nhũ hoa khi mang thai. Me bầu hãy tham khảo ngay 5 phương pháp sau đây:
Khi mang thai các ống dẫn sữa bắt đầu to ra và phát triển,. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau ở vùng ngực. Để giảm đau và thâm mẹ bầu có thể ngâm mình dưới vòi nước ấm thư giãn cơ thể. Nước ấm giúp cơ thể được thư giãn, giãn nở các ống dẫn giúp vùng ngực giảm đau rất nhiều. Duy trì tắm nước ấm mỗi ngày từ 3 đến 5 phút giúp hạn chế được nhũ hoa thâm đen khi mang thai.
Tắm nước ấm giúp trị đau và thâm nhũ hoa
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem cs tác dụng làm dịu và trị thâm đầu nhũ hoa với thành phần tự nhiên như mỡ cừu, hoa cúc… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hãy lựa chọn địa chỉ mua uy tín, tránh ham của rẻ, sử dụng tràn lan dẫn đến phản tác dụng và ảnh hưởng đến con.
Bổ sung nước là vấn đề các mẹ cần lưu ý trong thai kì. Cơ thể mẹ bầu và cho con bú có xu hướng cần nhiều nước hơn bình thường. hãy uống đủ 8 ly nước mỗi ngày và duy trì ăn hoa quả chứa nhiều nước để nhũ hoa hồng hào, giảm thiểu việc căng đau ở ngực.
Duy trì uống nước hằng ngày rất tốt cho mẹ bầu
Ma sát giữa da và quần áo là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau nhức nhũ hoa. Đây là vấn đề khá phổ biến đối với các vận động viên, và tình trạng này thường có tên gọi “runner’s nipple” (đau nhức nhũ hoa ở người chạy bộ).
Nếu bạn cảm thấy đau do da bị khô nẻ, bạn có thể áp một túi đá viên lên nhũ hoa để xoa dịu cơn đau.
Đau đầu nhũ hoa khi mang thai và thâm đầu ti của mẹ bầu hoàn toàn có thể cải thiện được. Hi vọng qua thông tin ở trên đa giúp được các mẹ có được thông tin bổ ích nhất. Chúc chị em thành công.