Trang chủ Kiến Thức nâng ngực Ngực căng đau – Những hiểm họa khôn lường không thể bỏ qua!

Ngực căng đau – Những hiểm họa khôn lường không thể bỏ qua!

ngực căng đau

Ngực căng đau ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của chị em

I/ Ngực căng đau biểu hiện của thời kỳ kinh nguyệt sắp đến.

Ngực căng và đau là một trong những dấu hiệu đầu tiên của kì nguyệt san đang sắp đến. Vậy tại sao ngực căng tức thường đi liền với thời kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em?

1. Tại sao ngực căng đau trong kỳ kinh nguyệt?

Hiện tượng ngực căng và đau trước kỳ kinh nguyệt được các chuyên gia giải thích bởi sự biến đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Trong kỳ kinh nguyệt lượng hormone lên xuống bất thường tùy vào thể trạng của từng người.

ngực căng tức

Ngực căng tức là biểu hiện củ thời kì kinh nguyệt sắp đến 

Tình trạng này diễn ra là do lượng Estrogen  sản sinh khiến các ống sữa giãn nở, kết hợp với lượng Progesterone khiến tuyến sữa quanh khoang ngực sưng lên. Đây là nguyên nhân chính khiến ngực căng đau ở phụ nữ.

2. Ngực căng bao nhiêu thì có kinh?

Tùy từng cơ địa chị em, thông thường hiện tượng ngực căng đau diễn ra từ 7 đến 14 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, Một số người chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng khiến thời gian đau kéo dài hoặc ngắn đi, hơn nữa mức độ đau cũng nặng hơn.

ngực đau nhức

Chứng đau ngực xuất hiện trước kỳ nguyệt san từ 7 đến 14 ngày

Để giảm thiểu tối đa việc ngực căng tức trước kỳ kinh nguyệt, chị em có thể lưu ý một số điều sau:

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học. Ăn đủ bữa, đủ chất.
  • Nên sử dụng những thực phẩm hạn chế chất béo, giảm lượng muối và cồn trong thời gian sắp đến kỳ kinh nguyệt.
  • Thực hiện tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc cũng khiến tình trạng ngực đau tức giảm rõ rệt.
  • Hạn chế căng thẳng trong thời gian này, hạn chế suy nghĩ hay mệt mỏi khiến tình trạng đau nhức giảm đáng kể.

II. Ngực căng tức là dấu hiệu của việc có thai

Sự thay đổi thất thường ở ngực như tăng kích thước vòng 1,  ngực căng tức, đầu ti sưng và ngứa là một trong những dấu hiệu có thai.

1.  Đau ngực khi mang thai xuất hiện khi nào?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra hiện tượng này do 2 loại hormone estrogen và progesterone tăng cường hoạt động. Cơ quan nhạy cảm đầu tiên đó là vùng ngực, các loại hormone xuất hiện lượng máu đến ngực căng lên, khiến ngực đầy hơn mức bình thường.

ngực căng và đau

Ngực căng và đâu là biểu hiệu của việc có thai

Đau ngực thường xảy ra trong 1 đến 6 tuần đầu, hầu hết trong thời gian này các chị em thường tức ngực, đầu ti có hiện tượng ngứa và thâm. Hầu hết các mẹ đều có cảm giác đau nhức mỗi khi tắm hay trước khi đi ngủ phải cố gắng tìm tư thể thoải mái.

2.  Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu?

Không chỉ xuất hiện hiện tượng ngực căng và đau, khi mang thai còn kèm theo những dấu hiệu thay đổi vòng 1 mà rất  nhiều chị em gặp phải. Rất nhiều chị em than rằng cùng hiện tượng ngực căng tức đó là nhũ hoa thâm đen và sưng. 

Ngực căng sữa đau nhức phải làm sao

Tình trạng ngực căng đau kèm theo nhũ hoa thâm đen có thể diễn ra trong suốt thai kỳ

Tuy nhiên, cũng có một phần nhỏ chị em có thai ngực mềm không đau. Vì thế để biết chính xác có thai hay không, hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra. 

Hiện tượng ngực căng tức khi mang thai có thể diễn ra trong suốt quá trình mang thai. Tùy cơ địa của từng người, đau nhức ngực có độ nặng nhẹ khác nhau. Có nhiều chị em chỉ đau trong 3 tháng đầu nhưng có nhiều người đau ngực đến lúc sinh.

Hiện tượng này thường biểu hiện đau 2 bên ngực và toàn bộ  vùng xung quanh như nách hay cổ. Ngực căng đau được miêu tả là đau âm ỉ, nặng nề, nhất là trước 1 đến 2 tuần ở chu kỳ kinh nguyệt. Đau vùng ngực có chu kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ với việc thay đổi hormone.

III. Ngực căng khi cai sữa dẫn đến tình trạng đau nhức

Ngực căng sữa đau nhức là một tình trạng mà hầu hết chị em gặp phải trong quá trình cai sữa cho bé. Lượng sữa trong thời gian cho con bú luôn được sản sinh đều đặn thông qua dây tuyến sữa, trong trường hợp cai sữa cho bé nhưng mẹ vẫn còn sữa, trong thời gian đầu mẹ có hiện tượng tức ngực, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng sốt. Để giảm thiểu việc này, các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau ngăn quá trình tiết sữa.

ngực đau nhói

Cai sữa cho bé cũng là nguyên nhân dẫn đến ngực đau nhói

Một số người xảy ra hiện tượng xuất hiện khối sưng đỏ, nóng  và đau ở vú, có thể dễ mắc phải khối áp xe. Chị em nên đi khám ngay để bác sĩ điều trị kịp thời.

Một số trường hợp chị em vẫn đang trong thời gian cho con bú nhưng vẫn xuất hiện tình trạng tức ngực. Để giảm cơn đau này nên cho con bú sớm và đúng cách. Một số trường hợp sau khi cho em bé bú vẫn không ra sữa, bầu vú không giảm bớt độ căng, chị em nên dùng dụng cụ hút sữa ra. Hơn nữa việc cho con bú thường xuyên còn giảm nguy cơ gây ung thư vú hay những bệnh liên quan như áp xe, ngực không đều.

IV. Ngực căng đau là dấu hiệu gì? Có phải là biểu hiện của ung thư vú.

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng, nên rất khó phát hiện. Đây là bệnh có thể chữa được khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

ngực sưng đau

Ngực căng tức có thể là biểu hiện của ung thư vú

Vì vậy, nếu xuất hiện dấu hiệu ngực căng đau bất thường, hãy đi kiểm tra để nhận được những tư vấn kịp thời. Theo các chuyên gia khuyến cáo , nên tiến hành khám vùng ngực 3 năm 1 lần, nếu trong gia đình có người bị ung thư vú nên khám sớm hơn vì theo 1 nguyên cứu mới đây, 5% gây ung thư vú là do di truyền.

Đau vú không có chu kỳ không mấy khi kết hợp với một bệnh chính rõ rệt, mà vì lý do giải phẫu nhiều hơn là lý do hormone, có thể do nang vú, chấn thương vú hay các yếu tố khác khu trú tại vú gây ra. Cũng có khi đau vú có nguồn gốc bên ngoài vú như ở thành ngực, cơ, khớp hay tim và lan đến vú.

Một số thuốc cũng có thể góp phần gây đau vú, như thuốc hormone dùng trong điều trị hiếm muộn và thuốc uống tránh thai. Vú cương đau có thể là do tác dụng của hormone liệu pháp với estrogen và progesterone, vì thế một số phụ nữ vẫn bị đau vú cả khi đã mãn kinh.

V. Dấu hiệu, triệu chứng đau ngực và giải đáp.

Dấu hiệu của ngực căng tức được chia thành 2 loại có chu kỳ và không có chu kỳ..

1. Ngực căng đau có chu kỳ

Hiện tượng này thường biểu hiện đau 2 bên ngực và toàn bộ  vùng xung quanh như nách hay cổ. Ngực đau nhức được miêu tả là đau âm ỉ, nặng nề, nhất là trước 1 đến 2 tuần ở chu kỳ kinh nguyệt. Đau vùng ngực có chu kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ với việc thay đổi hormone.

đau ngực đau lưng

Đau ngực đau lưng thường theo chu kỳ trước khi đến kì nguyệt san

2. Ngực căng nhức không có chu kỳ.

Trường hợp này thường đau 1 bên ngực và cư trú chỉ 1 vùng nhất định, một số cơn đau còn lây lan ra vùng nách và vùng lân cận khác. Triệu chứng đau thường là dữ dội, có tính nhức nhối, thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên hay thời kỳ tiền mãn kinh.

đầu vú bị ngứa

Đau đầu vú không có chu kì có thể đang mắc phai chứng ung thư vô cùng nguy hiểm

Đau vú không có chu kỳ không mấy khi kết hợp với một bệnh chính rõ rệt, mà vì lý do giải phẫu nhiều hơn là lý do hormone, có thể do nang vú, chấn thương vú hay các yếu tố khác khu trú tại vú gây ra. Cũng có khi đau vú có nguồn gốc bên ngoài vú như ở thành ngực, cơ, khớp hay tim và lan đến vú.

Một số thuốc cũng có thể góp phần gây đau vú, như thuốc hormone dùng trong điều trị hiếm muộn và thuốc uống tránh thai. Vú cương đau có thể là do tác dụng của hormone liệu pháp với estrogen và progesterone, vì thế một số phụ nữ vẫn bị đau vú cả khi đã mãn kinh.

3. Giải đáp một số câu hỏi về ngực căng tức và đau.

Đau ngực có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Hiện tượng đau ngực thường xuất hiện vào đầu và cuối thai kỳ. Từ tháng thứ 8 trở đi đau ngực càng biểu hiện rõ hơn, nguyên nhân chủ yếu do lượng máu lưu thông lên vú tăng, hormone cũng hoạt động mạnh. Đây được xem là công tác để chuẩn  bị làm mẹ, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi

Điều trị đau ngực như thế nào?

+ Nếu là đau ngực của kỳ nguyệt san thì có thể giảm thiểu như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
  • Trước kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng chất cồn hay lượng muối cao.
  • Nên ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt đúng thời gian giúp cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất
  • Khi đến kỳ kinh nguyệt, ngực đau kết hợp với đau bụng dưới và vùng lưng, nên sử dụng nước nóng giúp giảm tiểu đáng kể.

đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu

Luôn giữ vòng 1 khỏe khoắn nhất

+ Nếu đau ngực bất thường chị em cần sử dụng phương pháp hạn chế cơn đau như:

  • Lựa chọn áo ngực phù hợp giúp hạn chế cơn đau.
  • Massage nhẹ nhàng núi đôi sẽ giảm cơn đau ngực đáng kể.
  • Nếu cơn đau bất thường trong thời gian dài, cần khám ngay bác sĩ.
  • Nên ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt đúng thời gian giúp cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất
  • Khi đến kỳ kinh nguyệt, ngực đau kết hợp với đau bụng dưới và vùng lưng, nên sử dụng nước nóng giúp giảm tiểu đáng kể.

4. Dễ nhầm lẫn giữa đau ngực trước kỳ kinh và có thai

Các dấu hiệu mang thai ở những tuần đầu tiên có thể khiến các nàng cảm thấy hoang mang vì chúng gần giống với sự “ghé thăm” của “chị đèn đỏ”, nhất là chứng đau ngực.

Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt giữa dấu hiệu có thai và có kinh:

– Do lượng hormone tăng cao, tuyến vú của bạn bắt đầu phát triển hơn, làm cho bạn cảm thấy căng tức, đồng thời lượng lớn máu tập trung về khu này cũng khiến cho hai bầu ngực của bạn trở nên nóng ran. Nếu chú ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy hai đầu ti của bạn trở nên nhạy cảm hơn, đụng chạm nhẹ cũng thấy nhói. Bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường

Dấu hiệu đáng tin nhất đó là bình thường các nàng chỉ bị đau ngực sau 5 ngày, kỳ kinh sẽ xuất hiện. Nhưng khi đến hẹn nhưng các nàng vẫn chưa thấy “chị đèn đỏ” xuất hiện mà vẫn không hết đau ngực, thì chắc chắn 80% là đã có thai rồi đấy.

– Thường xuyên đi tiểu. Ngay cả khi bụng của các nàng chưa “phình” to ra thì tử cung vẫn đang chịu sức ép từ bào thai ngày một lớn dần lên, đồng thời, hormone human chorionic gonadotropin cũng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Do đó, các nàng sẽ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, dù là vừa mới “giải quyết” xong, nhất là về ban đêm.

– Máu báo xuất hiện. Khoảng 8 ngày sau khi trứng thụ tinh, một số người đã nhìn thấy máu báo, nó ở dạng đốm nhỏ và số lượng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng người, có người thì khá ít, cũng có người “rỉ rả” suốt 1-2 ngày.

– Chậm kinh. Khi những dấu hiệu trên xuất hiện lại cộng thêm việc chu kỳ bị trễ, thì các nàng nên mua que thử thai về để “xác minh” kết quả nhé.

Với những thông tin ở trên về hiện tượng ngực căng đau. Hy vọng chị em sẽ biết được tình trạng đang gặp phải cũng như khắc phục một cách hiệu quả.